Dương vật cương nhưng không cứng do đâu, có chữa trị được không?
1. Tình trạng cương nhưng không cứng là gì?
Khi nam giới bị kích thích tình dục thông qua việc nhìn thấy, cảm thấy, ngửi, nghe hoặc suy nghĩ, dây thần kinh bắt đầu gửi “thông điệp” đến trung tâm gây cương ở tủy sống và sau đó được gửi tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang ở dương vật. Từ đây, các động mạch cung cấp máu cho dương vật sẽ được giãn rộng, đưa một lượng máu lớn đi vào các xoang giúp cương cứng.
Vì vậy, dương vật cương có đủ nhanh và đủ cứng hay không là phụ thuộc vào lượng máu chảy đến các động mạch ở dương vật có đủ nhiều và đủ nhanh hay không. Đây chính là cơ chế dương vật cương cứng bình thường và sẽ xìu xuống khi dòng máu ngừng lại và các tĩnh mạch mở ra.
Rất nhiều người gặp vấn đề về dương vật cương nhưng không cứng khi “lâm trận”
Tình trạng này chính là 1 trong 3 biểu hiện của rối loạn cương dương. Các biểu hiện của chứng rối loạn cương bao gồm: cương không đủ cứng; cứng không đủ lâu, cưng cứng không đúng lúc. Rối loạn cương bệnh lý khá phổ biến khiến cho dương vật không thể cương cứng hoặc không cương cứng đủ lâu khi quan hệ.
2. Nguyên nhân dương vật khó cương cứng
2.1 Do bệnh lý
2.2 Do tâm lý
- Stress/Căng thẳng: Tâm trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài (trong chuyện công việc, gia đình, tình cảm, mối quan hệ trong xã hội...) tác động xấu đến hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng tiết Adrenalin gây co mạch, làm cản trở máu dẫn đến các thể hang, gây ảnh hưởng đến vấn đề cương dương. Với nguyên nhân này, bạn không cần phải lo lắng bởi tình trạng này sẽ tự hết khi “quý ông” được thư giãn và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Lo lắng về “bản lĩnh” tình dục của bản thân, luôn cảm thấy mình bất lực, có thể do trước đó các quý ông đã gặp tai nạn hoặc chấn động về tinh thần trong cuộc sống.
- Gặp nhiều phiền muộn, thường xuyên trầm cảm hoặc mắc một số bệnh thần kinh khác…
2.3 Do suy giảm nồng độ Nitric Oxide và Testosterone
2.4 Các yếu tố khác
- Lạm dụng thủ dâm hoặc xem quá nhiều phim khiêu dâm.
- Tác dụng phụ của một số thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp, ...
- Khiếm khuyết sinh dục bẩm sinh.
- Đã từng điều trị tuyến tiền liệt.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống không đủ chất.
- Lối sống ít vận động, không luyện tập thể dục.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá
- Thức khuya, dậy muộn.
3. Ai thường gặp tình trạng này?
- Nam giới từ 40 đến 70 tuổi bị suy giảm nồng độ Nitric Oxide và Testosterone. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, khó khăn về dương vật cương cứng cũng có thể gặp ở các thanh niên trẻ tuổi (dưới 40).
- Người đang mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, …)
- Người thừa cân, béo phì.
- Người đang điều trị ung thư, phẫu thuật hoặc dùng các thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tình trạng dương vật cương cứng.
- Nam giới bị căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ.
4. Dương vật khó cương cứng: Không nên chủ quan!
Mặc dù trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tự khỏi nhưng không vì thế mà bạn có thể chủ quan. Rối loạn cương dương có thể gây ra nhiều rủi ro như:
-
Đời sống tình dục không thỏa mãn
-
Căng thẳng hoặc lo lắng
-
Mặc cảm, tự tin với bạn tình
-
Xuất hiện bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng
Dương vật cương cứng không theo ý muốn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng
5. Cách khắc phục dương vật cương nhưng không cứng
- Dùng thuốc: sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất ức chế PDE-5, tiêm thuốc alprostadil vào thể hang xốp của dương vật, dùng thuốc uống sildenafil hoặc tadalafil, tiêm thuốc Prostaglandin E1 vào niệu đạo, …
- Phẫu thuật cấy ghép dương vật: đặt một thiết bị giả vào bên trong dương vật và bìu với mục đích giúp nam giới đạt được sự cương cứng và lấy lại chức năng tình dục. Phương pháp này có thể gây rủi ro nhiễm trùng (đặc biệt đối với người bị chấn thương cột sống hoặc tiểu đường thì tỷ lệ nhiễm trùng càng cao), tổn thương bên trong (thiết bị cấy ghép có thể dính vào da bên trong dương vật).
- Bơm hút chân không: bằng thiết bị hỗ trợ giúp tăng lưu lượng máu đến dương vật.
