Tinh trùng ít: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Tên tác giả: Đội ngũ Alipas - Eco Pharma
Nam giới gặp tình trạng tinh trùng ít không chỉ làm tăng nguy cơ hiếm muộn mà còn có thể là báo hiệu của nhiều vấn đề bệnh lý. Do đó, phái mạnh nên tìm hiểu xem tinh trùng ít là bệnh gì và phải làm gì để phòng tránh hiệu quả.
Số lượng và chất lượng tinh trùng là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định khả năng thụ thai
Tinh trùng ít là gì?
Tinh trùng là tế bào sinh sản chứa trong tinh dịch mà nam giới giải phóng trong quá trình xuất tinh. Tinh trùng chính là yếu tố kết hợp với trứng để dẫn tới việc thụ thai. Những vấn đề có thể xảy ra với tinh trùng là chất lượng tinh trùng kém, tinh trùng dị dạng hoặc tinh trùng ít.
Thông thường, mỗi ml tinh dịch có thể chứa khoảng 75 triệu tinh trùng. Tinh trùng ít là tình trạng lượng tinh trùng có tỉ lệ ở dưới mức 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch xuất ra khi nam giới đạt cực khoái. Hiện tượng này có nguy cơ ảnh hưởng +đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng, làm tăng nguy cơ hiếm muộn.
Dấu hiệu nhận biết tinh trùng ít ở nam giới
Thông thường, việc nhận biết tinh trùng ít có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu của tinh trùng như:
- Lượng tinh dịch ít hơn bình thường, ở dưới mức 2 – 5ml.
- Tinh dịch loãng hơn bình thường hoặc trong tinh dịch vón cục, lẫn nhiều hạt nhỏ trắng, khi bóp thì mịn như bột.
- Tinh dịch có màu sắc lạ hoặc mùi hôi.
- Nam giới bị đau rát khi xuất tinh hoặc tiểu tiện.
Bên cạnh đó, tinh trùng ra ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nam khoa và sự suy giảm nội tiết tố nam. Do đó, nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng dưới đây, nam giới nên theo dõi và đến các cơ sở y tế để kiểm tra:
- Đau rát, sưng tinh hoàn.
- Các vấn đề về rối loạn sinh lý như giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương,…
- Những biểu hiện rối loạn nội tiết tố như giảm số lượng lông trên cơ thể,…
Đối với các cặp vợ chồng, sau thời gian 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn không có con thì đó có thể là dấu hiệu của tinh trùng ít hoặc nhiều yếu tố gây hiếm muộn khác, cần phải tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Tinh dịch có trạng thái lạ hay đau rát tại tinh hoàn có thể là triệu chứng của tinh trùng ít
Nguyên nhân gây tình trùng ít
Đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng ít tinh trùng ở nam giới? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, trong đó, mất cân bằng nội tiết tố, các bệnh lý, môi trường hoặc lối sống chính là những nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng tinh trùng.
-
Mất cân bằng nội tiết tố
Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn chịu trách nhiệm sản xuất Testosterone – hormone sinh dục quyết định khả năng sinh lý ở nam giới. Hormone này cũng tham gia vào quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng tinh trùng do đó việc điều hòa Testosterone có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh tinh.
Sự thiếu hụt Testosterone thường xảy ra do tuổi tác, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh,… và dẫn đến những tình trạng như giảm ham muốn, rối loạn cương dương (thời gian cương cứng ngắn hơn bình thường) hoặc xuất tinh sớm, khiến việc quan hệ tình dục không còn mang lại cảm giác thoải mái như mong đợi.
-
Các bệnh lý
Quá trình sản xuất tinh trùng muốn diễn ra hiệu quả đòi hỏi sự khỏe mạnh của tinh hoàn, ống dẫn tinh,… Một số bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận này có thể là nguyên nhân gây tinh trùng ít:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: tình trạng các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh bị giãn làm tích tụ máu khiến tinh hoàn nóng lên làm hạn chế quá trình sản xuất tinh trùng.
- Tình trạng nhiễm trùng: các bệnh lý như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, các bệnh lý lây qua đường tình dục gây viêm nhiễm,… có thể làm tổn thương tinh hoàn và ngăn chặn việc sản xuất tinh trùng.
- Xoắn tinh hoàn thừng tinh: trường hợp ống dẫn tinh, mạch máu, dây thần kinh bị xoắn lại có thể gây teo tinh hoàn hoặc hoại tử, làm tổn thương đến chức năng của tinh hoàn.
- Khối u: các khối u có thể chèn ép ống dẫn tinh hoặc tinh hoàn khiến quá trình sản xuất tinh trùng bị cản trở.
- Tắc nghẽn ống dẫn tinh: khi ống dẫn tinh bị tổn thương do khối u hoặc viêm nhiễm làm tắc nghẽn, quá trình tinh trùng di chuyển từ tinh hoàn ra ngoài gặp khó khăn làm giảm lượng tinh trùng trong tinh dịch xuất ra ngoài.
- Xuất tinh ngược: có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường, phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo,… là tình trạng cơ thể vẫn sản xuất được tinh trùng nhưng không thể xuất ra ngoài mà đi ngược vào bàng quang.
- Các vấn đề khác: những nguyên nhân bệnh lý khác dẫn đến tinh trùng ít là bệnh tự miễn khiến kháng thể tấn công tinh trùng; bệnh di truyền như hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, hội chứng Kartagener,…; di chứng của phẫu thuật ống dẫn tinh, tinh hoàn, tuyến tiền liệt,…
Những bệnh lý tại cơ quan sinh dục có thể ngăn chặn quá trình sinh tinh
-
Những nguyên nhân khác
Bên cạnh các bệnh lý mắc phải, những yếu tố độc hại từ môi trường hoặc những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn làm giảm số lượng tinh trùng.
-
- Môi trường: Các chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, các hóa chất công nghiệp benzene, toluene, xylene,… có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh của tinh hoàn. Ngoài ra, tiếp xúc với bức xạ từ tia X hoặc các nguồn khác lâu ngày cũng có thể dẫn đến ít tinh trùng.
- Sử dụng các loại chất kích thích: thuốc lá, bia rượu, cần sa,… hoặc sử dụng các chất có chứa nhiều steroid đồng hóa, là nguyên nhân dẫn đến teo tinh hoàn và giảm sản xuất tinh trùng. Đây cũng là những yếu tố làm giảm Testosterone ở nam giới, ảnh hưởng đến sinh lý và làm giảm tinh trùng.
- Thừa cân: đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ Testosterone trong cơ thể, ngoài ra, các tế bào mỡ cũng có thể gây hại cho các tế bào tinh trùng hoặc các tế bào thực hiện nhiệm vụ sinh tinh.
- Các thói quen khác: việc ngồi quá nhiều, hay mặc đồ bó sát hoặc để tinh hoàn thường xuyên tiếp xúc với các nguồn tỏa nhiệt như laptop, tắm nước nóng,… có thể ảnh hưởng hoạt động sản xuất tinh trùng của tinh hoàn.
Lưu ý hạn chế để tinh hoàn tiếp xúc với các nguồn tỏa nhiệt
Tinh trùng ra ít có thể ảnh hưởng thế nào?
Tinh trùng ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà nếu không kịp thời phát hiện để điều trị thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tâm lý của nam giới.
- Dấu hiệu của các bệnh lý: Tinh trùng ít có thể là triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý nam khoa như giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn thừng tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh,… Nếu không kịp thời điều trị, các bệnh lý này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dẫn đến các vấn đề do suy giảm nội tiết tố: Nam giới muốn quá trình sinh tinh diễn ra bình thường đòi hỏi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn phải hoạt động hiệu quả để điều hòa hormone trong cơ thể. Tinh trùng yếu đi kèm với rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới, gây giảm ham muốn, rối loạn cương và xuất tinh sớm.
- Làm giảm khả năng sinh sản, nguy cơ dẫn đến hiếm muộn: khi lượng tinh trùng trong tinh dịch quá ít, điều này có thể làm giảm tỉ lệ thành công khi thụ thai. Tinh trùng ít là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn ở nam giới.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: những trạng thái bất thường của tinh dịch, tình trạng đau rát hay những triệu chứng bất thường về sinh lý có thể khiến cho nam giới mất đi phong độ, cảm thấy thiếu tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ tình dục.
Một số câu hỏi thường gặp về tinh trùng ra ít
-
Tinh trùng ít có thể thụ thai được hay không?
Nam giới bị tinh trùng ít thì vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai tự nhiên thành công sẽ giảm do mật độ tinh trùng thấp khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Thông thường, trong mỗi ml tinh dịch có thể chứa từ 15 đến hơn 200 triệu tinh trùng. Nếu lượng tinh trùng thấp hơn mức này thì sẽ làm giảm khả năng mang thai.
Không chỉ số lượng tinh trùng mà vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khác như hình dáng bình thường và khả năng di chuyển của tinh trùng. Trong một số trường hợp bệnh lý, nam giới không có tinh trùng thì sẽ mất đi khả năng có con.
Tinh trùng ít ảnh hưởng đến khả năng thụ thai tự nhiên
-
Tinh trùng ít chữa có hết không?
Nếu phát hiện kịp thời để chẩn đoán và thực hiện những phương pháp điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì nam giới có thể cải thiện tình trạng tinh trùng ít. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ và trước hôn nhân cũng có giá trị rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng ngừa hiếm muộn và những bệnh lý nam khoa.
Chế độ ăn uống, những thói quen sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể và khả năng sinh tinh, chất lượng của tinh trùng của nam giới.
-
Tinh trùng ít có tự khỏi được không?
Trong trường hợp tinh trùng ít diễn ra tạm thời, nam giới có thể chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn và duy trì tần suất quan hệ tình dục khoa học 2 – 3 lần/ tuần để đảm bảo các tác nhân trên không còn ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm dù đã duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì nam giới không nên chủ quan tự chữa trị ở nhà. Đặc biệt, nam giới không nên tự ý mua các loại thuốc tăng cường sinh lý, bổ sung Testosterone ngoại sinh để sử dụng bởi việc dùng quá liều có thể gây nhiều tổn thương đối với cơ thể và khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn ngủ quên, hạn chế hoạt động tự sản xuất nội tiết tố của cơ thể.
Tinh trùng ít: khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
Tinh trùng ít nếu diễn ra thỉnh thoảng thì có thể không phải là bệnh lý mà chỉ do sự thay đổi đột ngột về tần suất quan hệ tình dục khiến cơ thể không kịp sản xuất tinh trùng mới. Đây là dấu hiệu nam giới cần thay đổi thói quen quan hệ tình dục điều độ hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra một thời gian dài thì có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý nam khoa. Nam giới cần thăm khám ngay nếu phát hiện trạng thái bất thường của tinh dịch trong thời gian dài đi kèm với sự sưng, đau rát, phát hiện khối u tại tinh hoàn hoặc những triệu chứng rối loạn sinh lý như giảm ham muốn, giảm thời gian cương cứng, xuất tinh sớm.
Ngoài ra, người có tiền sử các bệnh lý về tinh hoàn, tuyến tiền liệt, những bệnh nam khoa khác hoặc người từng thực hiện các phẫu thuật về tinh hoàn, dương vật, bìu,… nên thường xuyên đi tái khám để phát hiện kịp thời các di chứng.
Nam giới nên đến ngay các cơ sở y tế khi tình trạng tinh trùng ít kéo dài
Chẩn đoán tinh trùng ít
Khi đến thăm khám để kiểm tra tình trạng tinh trùng ít, bạn sẽ được thực hiện những xét nghiệm dưới đây:
- Kiểm tra tiền sử bệnh lý: bác sĩ có thể hỏi về các bệnh lý bạn từng mắc phải hoặc đang điều trị cũng như những phẫu thuật bạn từng thực hiện.
- Thăm khám, siêu âm để kiểm tra tình trạng của tinh hoàn, bìu, tuyến tiền liệt và xác nhận tình trạng tắc nghẽn ống dẫn tinh.
- Chẩn đoán tinh dịch đồ: xét nghiệm kiểm tra tinh dịch dưới kính hiển vi để kiểm tra tỉ lệ và chất lượng tinh trùng.
- Xét nghiệm máu kiểm tra nội tiết tố: xét nghiệm xác định nồng độ nội tiết tố để phát hiện khả năng thiếu hụt hormone ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
- Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh: kiểm tra nhằm phát hiện tình trạng nước tiểu có chứa tinh trùng – một biểu hiện của xuất tinh ngược.
- Xét nghiệm chẩn đoán nguy cơ mắc các hội chứng do di truyền và kiểm tra cơ thể có các kháng thể kháng tinh trùng hay không.
Thực hiện các biện pháp xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh lý, xác định nguyên nhân gây ra bệnh để có cách điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị tinh trùng ít hiện nay
Sau khi xác nhận nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng ít, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp từng tình trạng bệnh lý. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chữa trị như:
- Liệu pháp hormone: người bệnh có thể được kê đơn để sử dụng các loại sản phẩm tăng cường hormone ngoại sinh cho cơ thể. Người bệnh cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý sử dụng quá liều dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
- Thuốc kháng sinh: người bệnh phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị trong trường hợp bị viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục.
- Phẫu thuật: trường hợp tinh trùng ra ít do các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh,… thì người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh, giúp cho quá trình sinh tinh và vận chuyển tinh trùng ít bị cản trở hơn.
Trường hợp người bị tinh trùng ít gây hiếm muộn và mong muốn có con thì có thể áp dụng những công nghệ hỗ trợ sinh sản như Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF),…
Cách phòng ngừa và cải thiện tinh trùng ít
Việc chủ động theo dõi những biểu hiện lạ của tinh dịch, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh lối sống lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe sinh lý và phòng tránh tinh trùng ít. Những biện pháp phòng ngừa giảm số lượng tinh trùng mà nam giới có thể tham khảo:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm một số loại thực phẩm tăng cường sinh lý như hẹ, hành tây, hàu biển, quả bơ, hạnh nhân,…
Nam giới nên bổ sung các loại thực phẩm giúp hỗ trợ sinh lý
- Tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ thích hợp, có thể luyện tập các bài tập hỗ trợ cho vùng chậu và nhóm cơ mu cụt hỗ trợ sinh lý.
- Ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và giữ cho tinh thần lạc quan, thoải mái.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe sinh lý và sức khỏe toàn thân.
- Khi làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại, cần che chắn cẩn thận.
- Quan hệ tình dục với tần suất phù hợp để cải thiện chất lượng tinh trùng.
Ngoài những biện pháp thay đổi lối sống, nam giới cũng có thể bổ sung những tinh chất quý từ thiên nhiên để hỗ trợ việc cải thiện tinh trùng ít và tăng cường hoạt động sản sinh nội tiết tố của cơ thể. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra Eurycoma Longifolia, chiết xuất thông biển Pháp và hàu đại dương, những dưỡng chất có tác dụng trong việc kích thích hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn sản xuất Testosterone nội sinh, đồng thời hỗ trợ khả năng sinh tinh của nam giới, tăng chất lượng và số lượng tinh trùng.
Các dưỡng chất quý trên đã được kết hợp với nhau để tạo nên Alipas mới – viên uống đến từ Mỹ – giúp tăng cường Testosterone nội sinh, hỗ trợ quá trình sinh tinh, hạn chế nguy cơ dẫn đến hiếm muộn. Ngoài ra, Alipas còn thúc đẩy cơ thể sản sinh Nitric Oxide, hợp chất làm giãn nở cơ trơn thành mạch, để bơm máu đến dương vật dễ dàng giúp quá trình cương cứng hiệu quả hơn.
Sử dụng 1 viên mỗi ngày có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng tinh trùng, điều hòa Testosterone cũng như cải thiện những triệu chứng rối loạn sinh lý như giảm ham muốn, rối loạn cương và xuất tinh sớm, lấy lại phong độ cho nam giới.
Tinh trùng ít là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới và báo hiệu những bệnh lý nam khoa nghiêm trọng. Chú ý đến trạng thái của tinh trùng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chủ động bổ sung những tinh chất thiên nhiên sẽ giúp nam giới bảo vệ sức khỏe sinh lý của mình.



https://www.nhs.uk/conditions/low-sperm-count/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-sperm-count/symptoms-causes/syc-20374585
https://www.healthline.com/health/infertility/low-sperm-count